Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Chính trang phục và tác phong khi phỏng vấn của bạn lại là vấn đề bạn tưởng chừng như không để ý đến nhưng lại rất quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng ngoài bài giới thiệu bản thân và việc hiểu được quy trình phỏng vấn đi Nhật.

Khi bước vào một cuộc phỏng vấn chắc hẳn ai cũng sẽ có một chút lo lắng, hồi hộp. Trong tâm trạng như vậy không ít người không làm chủ được thái độ cũng như hành vi của mình, có thể bạn nghĩ rằng mình đã làm tốt được những gì mình chuẩn bị trước đó nhưng tại sao vẫn không được chọn.

I.Về trang phục khi phỏng vấn:
1. Quần áo :
Thông thường mỗi công ty đều sẽ có đồng phục riêng đặc trưng của công ty để cho các bạn mặc đồng phục khi thi tuyển. Có những công ty không có đồng phục riêng thì sẽ đưa ra yêu cầu riêng để phục vụ cho quá trình phỏng vấn. Nếu không có yêu cầu về đồng phục các bạn nên mặc áo sơ mi trắng, quần sẫm màu đương nhiên quần áo phẳng phiu sạch sẽ thì tốt hơn.

2. Giày dép:
Về vấn đề giày dép thì mỗi bạn hãy sắm cho mình một đôi giày không quá cầu kì vừa với chân của mình. Đối với nữ thì không nên đi giày quá cao, để cho việc đi lại một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.

3. Đầu tóc:
Ngoài ra ứng viên cần chú ý về đầu tóc. Đối với nam không nên cắt tóc quá ngắn (đầu cua) cũng như không nên để tóc quá dài, không nên tạo kiểu cũng như không nên nhuộm tóc.Đối với nữ cũng có những yêu cầu tương tự, nếu tóc dài thì không nên để xõa mà nên buộc hoặc búi một cách gọn gàng. Các bạn nữ có thể trang điểm nhưng nên trang điểm một cách thật nhẹ nhàng, tự nhiên. Nên nhớ các bạn đang đi phỏng vấn vào vị trí là người lao động chứ không phải một cuộc thi người mẫu nên hãy chuẩn bị bên ngoài sao cho phù hợp nhất.

II.Cử chỉ :
– Mở, đóng cửa: Ngay từ khi bước vào phòng thi tuyển thì bạn cần phải chú ý đến cách mở cửa, đi đứng, và tư thế tay.
– Cách chào hỏi: Mình xin chia sẻ về vấn đề chào hỏi. Không giống như Việt Nam, người Nhật họ có cách cúi chào một cách đặc biệt, chính vì vậy trước khi đi thi tuyển bạn nên tập luyện trước cũng như học hỏi thêm về cách chào hỏi này.

Ví dụ:
Đối với các bạn nam thì để tay thẳng hai bên hông, cúi người 75 độ và chào.
Đối với nữ, hai tay nắm vào nhau, tay phải nắm trọn tay trái, ngón cái của tay trái cũng phải để vòng vào trong lòng bàn tay. Hai tay để ngang bụng hoặc hơi thấp xuống. Đặc biệt tay không để thõng xuống và khi chào vẫn để nguyên tư thế đó.

– Cách ngồi: Khi ngồi phỏng vấn thì ngồi nghiêm chỉnh, thẳng lưng, hai tay để trên hai đùi vào mắt lúc nào cũng hướng về phía nhà tuyển dụng, tránh việc nhìn ngó xung quanh, không nên lảng tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng. Gương mặt luôn tươi cười, gây thiện cảm với người đối diện, cho đối phương cảm giác mình luôn chú ý lắng nghe những gì mà nhà tuyển dụng nói.

III.Chào hỏi:
– Chào hỏi là một yêu cầu bắt buộc mà bạn phải đầu tiên khi gặp nhà tuyển dụng. Nếu bạn chuẩn bị được một bài chào hỏi một cách trơn chu, rõ ràng và thể hiện được bài chào hỏi đó một cách suôn sẻ thì bạn sẽ có tư tưởng thoải mái cũng như tự tin hơn để trải qua những câu hỏi tiếp theo.
– Khi chào hỏi thì yêu cầu bạn phải chào to, rõ ràng và khi có nhiều người cũng chào thì sẽ có một bạn được cử ra trước để hô trước sau đó tất cả đồng thanh chào to sau. Có hai cách để chào, bạn có thể chào sau đó mới làm tư thế cúi người hoặc trong khi đang làm tư thế cúi người thì chào.
– Tùy vào từng công ty mà sẽ có cách chào khác nhau nhưng tất cả mọi người trước khi vào nên thống nhất trước để không bị lộn xộn khi chào.

IV. Thái độ:
– Cần có thái độ đúng mực, ôn hòa, không nên tỏ thái độ không tốt như bất mãn, kiêu căng, khó chịu,… Dù có tình huống nào xảy ra cũng nên có một thái độ bình tĩnh, luôn mỉm cười.

V. Trả lời phỏng vấn:
– Bạn nên trả lời một cách rõ ràng, dứt khoát. Không cần trả lời quá nhanh, cứ bình tĩnh lắng nghe hết câu hỏi của nhà tuyển dụng, nếu chưa hiểu có thể hỏi lại để câu trả lời được chính xác, tránh lan man quá dài. Khi trả lời nên nhìn thẳng về phía người hỏi mình, không được trả lời ấp úng hoặc nói quá nhỏ.

Trên đây là tác phong khi thi tuyển, có thể đó chỉ là những chi tiết rất nhỏ nhưng điều đó cũng góp phần không nhỏ đến việc thành công của cuộc phỏng vấn.